Bệnh nha chu ảnh hưởng tới sức khỏe bạn như thế nào?
07/08/2017
Cảm giác ê buốt hoặc đau răng, nướu đổi màu, nướu sưng đỏ, chảy máu nướu, hơi thở hôi kéo dài... là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nha chu.
Răng bình thường được bảo vệ bởi lớp men cứng bên ngoài, bao quanh bởi nướu (lợi). Khi men răng bị bào mòn, các ống ngà chứa nhiều đầu dây thần kinh ở cổ răng sẽ bị lộ ra ngoài. Các kích thích bên ngoài như nóng, lạnh hoặc chua bị truyền trực tiếp đến tuỷ răng, gây ra cảm giác ê buốt. Ê buốt răng thường xuất hiện và biến mất nhanh, khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nha chu.
Nguyên nhân của tình trạng ê buốt thường do chải răng mạnh, làm mòn bề mặt men răng và dẫn đến lộ ngà. Ngoài ra, chế độ ăn hàng ngày chứa nhiều axit như đồ chua, nước soda có thể gây mòn và phân huỷ bề mặt răng.
Ê buốt răng do tụt nướu cũng là một trong những biểu hiện của bệnh nha chu. Bệnh âm thầm tiến triển với những biểu hiện như nướu đổi màu, nướu sưng đỏ, chảy máu, hơi thở hôi và kéo dài, thậm chí hình thành túi nha chu, chảy mủ khi ấn vào, lung lay răng...
Bệnh nha chu nếu không chữa kịp thời sẽ gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng, phổ biến là mất răng ở người trưởng thành. Ngoài ra, các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng thâm nhập vào mạch máu, có thể làm giảm sức đề kháng và trầm trọng hơn các bệnh toàn thân như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ… Bác sĩ Nguyễn Lang Thanh khuyên rằng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước quan trọng ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu. Khi nướu có dấu hiệu viêm thì càng phải chú ý giữ vệ sinh. Nên sử dụng các loại bàn chải mềm, kem đánh răng bảo vệ nướu, làm sạch các mảng bám và đến thăm khám bác sĩ nha khoa để được điều trị sớm.
Việc đánh răng cần thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày, chải theo chiều dọc của răng để tránh tụt nướu, mòn cổ răng. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung trái cây giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế ăn món quá chua, dùng ống hút khi uống nước ngọt có ga để giảm sự tiếp xúc của axit với bề mặt răng. Ngoài ra, cần định kỳ đi lấy cao răng 6 tháng một lần để loại bỏ “hang ổ” của vi khuẩn.
Răng bình thường được bảo vệ bởi lớp men cứng bên ngoài, bao quanh bởi nướu (lợi). Khi men răng bị bào mòn, các ống ngà chứa nhiều đầu dây thần kinh ở cổ răng sẽ bị lộ ra ngoài. Các kích thích bên ngoài như nóng, lạnh hoặc chua bị truyền trực tiếp đến tuỷ răng, gây ra cảm giác ê buốt. Ê buốt răng thường xuất hiện và biến mất nhanh, khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nha chu.
Nguyên nhân của tình trạng ê buốt thường do chải răng mạnh, làm mòn bề mặt men răng và dẫn đến lộ ngà. Ngoài ra, chế độ ăn hàng ngày chứa nhiều axit như đồ chua, nước soda có thể gây mòn và phân huỷ bề mặt răng.
Ê buốt răng do tụt nướu cũng là một trong những biểu hiện của bệnh nha chu. Bệnh âm thầm tiến triển với những biểu hiện như nướu đổi màu, nướu sưng đỏ, chảy máu, hơi thở hôi và kéo dài, thậm chí hình thành túi nha chu, chảy mủ khi ấn vào, lung lay răng...
Bệnh nha chu nếu không chữa kịp thời sẽ gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng, phổ biến là mất răng ở người trưởng thành. Ngoài ra, các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng thâm nhập vào mạch máu, có thể làm giảm sức đề kháng và trầm trọng hơn các bệnh toàn thân như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ… Bác sĩ Nguyễn Lang Thanh khuyên rằng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước quan trọng ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu. Khi nướu có dấu hiệu viêm thì càng phải chú ý giữ vệ sinh. Nên sử dụng các loại bàn chải mềm, kem đánh răng bảo vệ nướu, làm sạch các mảng bám và đến thăm khám bác sĩ nha khoa để được điều trị sớm.
Việc đánh răng cần thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày, chải theo chiều dọc của răng để tránh tụt nướu, mòn cổ răng. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung trái cây giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế ăn món quá chua, dùng ống hút khi uống nước ngọt có ga để giảm sự tiếp xúc của axit với bề mặt răng. Ngoài ra, cần định kỳ đi lấy cao răng 6 tháng một lần để loại bỏ “hang ổ” của vi khuẩn.
ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT
GIỚI THIỆU NHA KHOA VIỆT PHÁP
GIỜ LÀM VIỆC:
SÁNG: 8:00-11:30, CHIỀU: 13:30-19:30
CHỦ NHẬT: 8:00-17:00
CÁC NGÀY LỄ : NGHỈ
CHỦ NHẬT: 8:00-17:00
Tin tức
Niềng răng mắc cài kim loại là biện pháp đã có từ rất lâu mang về...
nha khoa Việt Pháp đã tổng hợp và phân tích chi tiết. Cùng nha...
Răng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và sức khỏe của...
Trồng răng Implant tại Đà Nẵng giá bao nhiêu và những yếu tố nào...